Review Tikop – Ứng dụng tài chính giúp mình tích lũy được khoản tiền lớn đầu tiên trước khi ra trường!

Review Tikop

Chào bạn đọc của Quanh, trong bài viết trước đó về cách quản lí tài chính cá nhân hiệu quả, Quanh có đề cập đến một ứng dụng tài chính đã giúp Quanh bắt đầu thói quen tích lũy và đầu tư mà Quanh vô cùng mê mẩn, thứ đã giúp Quanh bắt đầu sở hữu khoản tiết kiệm trăm triệu đầu tiên trước khi ra trường.

Bài viết hôm nay Quanh sẽ review một cách đầy đủ, khách quan và chi tiết hơn về ứng dụng tài chính mang tên Tikop mà Quanh đang sử dụng nhé!

Contents

1. Sản phẩm tích lũy và tiết kiệm mình dùng trước đó

Nói qua một chút về những sản phẩm tích lũy và tiết kiệm mà trước đó Quanh dùng.

Ban đầu, mình chỉ đơn giản giữ tiền trong app banking của tài khoản ngân hàng. Thực ra trong các app banking lúc đó cũng đã tích hợp tính năng tiết kiệm online, nhưng vì lãi suất chỉ nhỉnh hơn gửi tiết kiệm trực tiếp ở ngân hàng một chút nên mình đã quyết định chuyển qua một ứng dụng khác, có tên là Viettelpay với lãi suất gửi tiết kiệm lúc đó cao hơn lãi suất trên app banking (Mà bây giờ mới chuyển qua tên mới là Viettel Money rùi), đây là một loại ví điện tử tích hợp khá nhiều công dụng khác nhau như chuyển tiền, tiết kiệm, thanh toán hóa đơn dịch vụ, mua bảo hiểm, thậm chí cả đầu tư tài chính,…

Mình dùng Viettel Pay khá lâu, và hiện tại vẫn dùng để thực hiện một số giao dịch như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, nạp tiền điện thoại,…nhưng lại không gửi tiết kiệm trên ứng dụng này nữa. Lí do đơn giản lắm, do mình tìm thấy Tikop, và thấy lãi suất gửi tiết kiệm của Tikop cao vượt trội so với tất cả những ứng dụng tích lũy mà mình biết.

À có một khoảng thời gian, mình thấy nhiều người review ứng dụng tương tự Tikop là Finhay, một ứng dụng tài chính đang khá nổi tiếng trên thị trường nên cũng có tải về dùng thử rồi. Nhưng vì ứng dụng đó mình thấy dùng khá phức tạp lại mất nhiều loại phí giao dịch nên mình dùng được vài ngày rồi quyết định dừng hẳn.

Cụ thể Tikop có gì mà hấp dẫn mình đến thế thì mời bạn kéo xuống phần tiếp theo nè.

2. Vì sao mình chọn Tikop – Những điều mình thích nhất ở Tikop

tikop

2.1. Sứ mệnh đặc biệt của Tikop đối với thế hệ trẻ

Điểm ấn tượng đầu tiên của mình về Tikop chính là sứ mệnh mà ứng dụng này đem lại “Giúp người Việt xây dựng một thói quen tài chính tốt từ khi còn trẻ, để hướng tới sở hữu những tài sản lớn hơn trong tương lai”.

Đây cũng chính là một trong những điều mà mình hướng tới khi bắt đầu xây dựng blog quanhwithgenz.com. Đối với mình, việc một người trẻ có thói quen tích lũy và tiết kiệm thực sự vô cùng quan trọng, mình chưa bao giờ hết tâm đắc câu nói “Bạn kiếm được bao nhiêu không quan trọng, điều quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền”, thói quen tiết kiệm sẽ giúp người trẻ càng ngày càng giàu có và đủ đầy. Chính nhờ việc có cùng chung chí hướng như vậy mà mình đã có thiện cảm với Tikop ngay từ cái nhìn đầu tiên.

2.2. Tích lũy hay đầu tư đều chỉ cần tối thiểu 50k, ai cũng có thể bắt đầu được

Khác với một số ứng dụng fintech khác, tikop hướng đến tất cả mọi người, mọi nhà, mọi thế hệ nên bất cứ ai cũng có thể bắt đầu sử dụng ứng dụng này như một cách để hình thành thói quen tiết kiệm từ số tiền nhỏ nhất. Điều này càng giúp mình và các bạn sinh viên giống mình có động lực tiết kiệm tiền trên Tikop hơn.

2.3. Lãi suất cao hơn hầu hết những kênh tích lũy khác đang có mặt trên thị trường

Phần này chính là phần dụ dõ mình đến tới Tikop bởi ác mức lãi suất ngắn hạn và không kì hạn cực kì hấp dẫn.

Trong khi lãi suất tiết kiệm của ngân hàng chỉ dao động từ 5-7%/năm (Mức lãi suất rút trước hạn chỉ khoảng 0,2-0,3%/năm) thì Tikop hiện có 3 gói tích lũy, giúp bạn gửi tiết kiệm với lãi suất lên đến 8%/năm (Nếu rút trước hạn, bạn vẫn được hưởng 3%/năm). 

Các gói tích lũy của Tikop
3 gói tích lũy của Tikop

Gói Lộc phát:

  • Lãi suất kép 5.5%/năm
  • Không có kỳ hạn, tính lãi từ ngày gửi tích góp.
  • Linh hoạt nạp/rút bất cứ lúc nào.
  • Gửi tối thiểu 1 giao dịch: 50.000 VND
  • Gửi tối đa 1 giao dịch: 500.000.000 VND
  • Hạn mức mỗi tài khoản: 500.000.000 VND
  • Không mất phí giao dịch

Gói Âu Cơ:

  • Kỳ hạn chỉ 3 tháng
  • Lãi suất kép 7%/năm
  • Rút trước ngày đáo hạn: lãi suất 3%/năm
  • Gửi tối đa 1 giao dịch: 500.000.000 VND
  • Hạn mức mỗi khách hàng: 1.000.000.000 VND
  • Không mất phí giao dịch

Gói Thánh Gióng

  • LÃI SUẤT KÉP theo ngày, lên tới 8%/năm
  • Kỳ hạn 9 tháng, rút trước hạn vẫn nhận lãi 3%/năm
  • Hạn mức tích luỹ lên tới 1 tỷ đồng
  • Hoàn toàn MIỄN PHÍ khi tham gia

2.4. Gói đầu tư linh hoạt, chỉ từ 50k có thể đầu tư vào nhiều chứng chỉ quỹ

Nét đặc sắc của việc đầu tư chứng chỉ quỹ qua các app như Tikop là bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình một danh mục đầu tư với số tiền tối thiểu.

Với Tikop, bạn có thể đầu tư với số tiền bắt đầu từ 50 nghìn đồng, trong khi nếu bạn mua quỹ ETF trên sàn chứng khoán, bạn phải mua theo lô 100 cổ phiếu, theo mức giá của ngày hôm nay là cần tối thiểu 1.500.000 đ mà chỉ mua được duy nhất 1 quỹ. Nếu bạn mua chứng chỉ quỹ trực tiếp từ các quỹ, số tiền tối thiểu khoảng 500.000 đ đối với quỹ cổ phiếu và 100.000 đ đối với quỹ trái phiếu. Xin nhắc lại rằng với những số tiền nêu trên, bạn chỉ mua được duy nhất 1 quỹ, trong khi với Tikop có thể tậu được cả một Danh mục đầu tư.

Tikop cho phép bạn thành lập Danh mục đầu tư của mình theo 2 cách:

Gói linh hoạt: Nếu như bạn đã có ý tưởng về danh mục đầu tư của mình, bao nhiêu % cho quỹ trái phiếu, bao nhiêu % cho quỹ ETF, bao nhiêu % cho quỹ cổ phiếu, thì bạn tự chọn quỹ rồi set up tỷ trọng của quỹ trong danh mục.

Gói gợi ý: Tikop đưa ra 3 gói gợi ý An toàn dành cho người cẩn trọng, không muốn mạo hiểm; Thử thách dành cho người có mức độ chấp nhận rủi ro trung bình và Mạo hiểm dành cho người sẵn sàng chấp nhận việc tài khoản của mình biến động mạnh trong ngắn hạn để đổi lại mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn trong dài hạn.

các gói đầu tư của Tikop
Các gói đầu tư của Tikop

2.5. Không mất bất kì khoản phí nào, miễn phí trên mọi mặt trận

Tikop miễn tất cả các loại phí bao gồm: Phí nạp tiền, rút tiền, phí quản lí, phí giao dịch,… Ngoài khoản thuế thu nhập cá nhân vốn không phải là Tikop thu, mà là thu hộ ngân sách nhà nước, Tikop không thu của bạn bất cứ tiền gì. Đối với việc đầu tư chứng chỉ quỹ, Tikop không thu phí của bạn mà chỉ hưởng hoa hồng môi giới từ các quỹ. Ngoài ra, Tikop không thu phí quản lý tài khoản luôn (trong khi Finhay đang thu khoản này là 22k/tháng)

2.6. Tốc độ nạp, rút tiền vô cùng nhanh chóng

Nạp tiền và rút tiền thực hiện trong tích tắc. Đặc biệt sau mỗi lần thực hiện giao dịch đều có mail và mã hợp đồng gửi đến. Cái này mình thích nhất vì lúc cần tiền trong TK tiết kiệm mà tiền về ngay không phải chờ đợi lâu. Lần nào rút cũng chưa tới 3p là ting ting rồi.

So sánh với một số app fintech khác:

– Finhay: miễn phí 2-3 ngày (mình trải nghiệm 1-2 ngày tiền về), rút nhanh mất phí 9k

– Tikop: 30 phút (thực ra là vài phút)

– Infina: 1 – 2 ngày

2.7. Tính lãi kép mỗi ngày

Lãi kép được tính mỗi ngày chứ không phải cả kì. Lãi được trả hàng ngày cộng vào tiền gốc rồi tự động gửi tiếp theo lãi kép, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác thấy tiền của mình nhẩy lên mỗi ngày, thực sự là loại cảm giác bạn nên trải nghiệm thử nha kk.

2.8. Có chức năng tích lũy định kì

Giống như mình đã đề cập trong bài viết trước về việc chúng ta nên sử dụng tính năng trích rút tiền tự động để tiết kiệm một số tiền nhất định hàng tháng mà không bị nhớ nhớ quên quên cũng như tạo được thói quen tiết kiệm tiền mà không cần phân vân rồi lại tiêu xài cho nhiều khoản khác. Thật may là Tikop có cung cấp tính năng tích lũy định kì này cho gói không kì hạn, vô cùng tiện lợi cho những ai muốn tự động tiết kiệm được một khoản tiền hàng tháng.

Đây là tính năng trên Tikop mà mình vô cùng thích, điều này giải quyết khâu “Luôn trả lương cho mình trước tiên” trong triết lí quản lí tài chính cá nhân của mình, bước đầu giúp bạn tự động có một thói quen tốt trong việc tiết kiệm, cũng là nơi để quỹ dự phòng rất tốt.

2.9. Giao diện trực quan, dễ dùng

Các gói gửi tiết kiệm, đầu tư đc chia trực quan, thao tác tiện lợi, giao diện dễ làm quen và sử dụng (mình kiểu hơi lowtech ý nên app nào mà cứ lằng ngoằng phức tạp là mình say bye ngay hiuhiu, mà được cái tikop khiến mình yêu ngay sau vài ngày sử dụng vì nó dễ sử dụng vô cùng)

2.10. Hỗ trợ người dùng nhanh chóng, nhiệt tình

Phải nói là đội ngũ CSKH của tikop rất ổn, nhắn tin giờ nào cũng được support ngay lập tức, kể cả 1 2h sáng, mình thật sự khá bất ngờ về việc này.

Hotline hỗ trợ người dùng cũng dễ tìm: Có sẵn trên ứng dụng, trao đổi trực tiếp với người thật việc thật luôn. Không giống một số app khác, nhiều khi mình phải mỏi mắt tìm cách liên hệ hỗ trợ. Hoặc đôi khi chỉ ngồi chat với bot mà mãi không giải quyết được vấn đề. Thậm chí trên ứng dụng có sẵn cả link group facebook để hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dùng.

3. Tikop cụ thể là gì?

  • Tikop là một ứng dụng tài chính fintech giúp người dùng có thể bắt đầu đầu tư và tích luỹ chỉ từ 50.000 đồng. Ứng dụng này nhắm đến các cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm về đầu tư nhưng không có nhiều vốn. Đặc biệt  đánh vào tính tiện lợi khi mà có thể đầu tư trực tiếp ngay trên chiếc điện thoại di dộng
  • Công ty chủ quản của Tikop là: Công ty cổ phần công nghệ Techlab, một công ty có thế mạnh về công nghệ, chuyên xây dựng các sản phẩm nội dung số.
  • Số ĐKKD: 0109175223 – Cấp ngày 07/05/2020 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội, đăng kí với lĩnh vực hoạt động chính là Xuất bản phần mềm, kèm với Hỗ trợ dịch vụ tài chính
  • Đơn vị kiểm toán: Đối với các cộng ty hoạt động tài chính, việc minh bạch tài chính và công bố báo cáo kiểm toán là điều cần thiết. Đơn vị kiểm toán của Tikop là VACO (Một tên tuổi lớn trong làng kiểm toán Việt Nam – Deloitte Việt Nam được tách ra từ VACO)

4. Tikop có an toàn không?

Theo như mình tìm hiểu thì có. Vì:

  • Hoạt động của công ty này đã được nhà nước cho phép. Có giấy phép kinh doanh rõ ràng
  • Tikop không giữ tiền của bạn mà chuyển tiền tới các sản phẩm tài chính tương ứng tại các tổ chức tài chính uy tín hiện nay như Mirae Asset Securities, FPT Capital, Techcombank Securities.
  • Bên cạnh đó, Tikop hàng năm sẽ được kiểm toán hàng năm bởi công ty kiểm toán VACO – công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam (tiền thân của công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam – và Deloitte thì vốn là 1 trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới)

Tuy nhiên, dù sao cũng không có kênh tiết kiệm hay đầu tư nào là an toàn tuyệt đối, kể cả gửi ngân hàng. Nên bạn cũng đừng bỏ hết trứng 1 giỏ, bỏ 1 phần tiền của mình vào kênh này, sẽ giúp bạn tạo quỹ dự phòng tốt hơn.

5. Tikop có nhược điểm nào không?

Thật sự là tạm thời mình chưa thấy có nhược điểm nào đáng kể cả, có chăng chỉ là các gói tích lũy của Tikop giới hạn tiền gửi mỗi gói không quá 500tr, gần đây có thêm gói Thánh Gióng hạn mức 1 tỉ, vẫn là khá giới hạn cho những ai muốn tích lũy một khoản tiền lớn hơn.

Nhưng nhược điểm nhỏ trên cũng không quá ảnh hưởng tới việc mình quyết định tích lũy và đầu tư trên tikop. Ngược lại, mặc dù mới bắt đầu sử dụng Tikop được khoảng vài tháng thôi nhưng mình lại vô cùng ưng ứng dụng này.

Nếu bạn đọc đến đây, và đang có ý định tìm một kênh uy tín, an toàn mà lãi suất lại khá cao để bắt đầu tích lũy, tiết kiệm hay đầu tư, thì mình recommend bạn nên trải nghiệm thử Tikop nhé, có thể bạn cũng sẽ thích ứng dụng fintech này như mình thì sao ^^

Bạn cũng có thể tải app theo link dưới đây để được tặng ngay 10.000 đồng vào tài khoản tikop nhé.

Chốt lại, theo mình, Tikop là app khá ổn để cất giữ quỹ dự phòng 6 tháng chi tiêu của bạn, cũng là nơi lý tưởng để bắt đầu hành trình đầu tư với số tiền tiết kiệm hàng tháng của bạn. Bài viết dựa trên trải nghiệm cá nhân của mình, hi vọng sẽ góp thêm cho bạn một góc nhìn nào đó khi lựa chọn kênh tích lũy và đầu tư phù hợp, nhưng hãy luôn tìm hiểu thật kĩ, tự mình ra quyết định trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào nha.
Hi vọng bài viết hữu ích với bạn ^^

Recommended Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *